Chế độ ăn chống viêm có thể làm thuyên giảm nguy cơ bị mất trí nhớ ở bệnh nhân lớn tuổi bị rối loạn chuyển hóa tim

Chế độ ăn chống viêm có thể làm thuyên giảm nguy cơ bị mất trí nhớ ở bệnh nhân lớn tuổi bị rối loạn chuyển hóa tim

Trong một nghiên cứu gần đây được công bố trên JAMA Network Open, các nhà nghiên cứu đã điều tra xem chế độ ăn uống chống viêm liệu có giúp cải thiện chức năng nhận thức ở những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch chuyển hóa (CMD) hay không.

Các bệnh về tim mạch chuyển hoá (CMD) như bệnh tiểu đường không phụ thuộc vào insulin, bệnh tim và đột quỵ, đều có liên quan đến nguy cơ bị mắc chứng mất trí nhớ cao, đặc biệt khi bệnh nhân cùng mắc những bệnh kể trên vào cùng trong một thời điểm. Các nghiên cứu điều tra về sự tương đồng giữa tình trạng viêm với các đặc điểm sinh lý bệnh CMD cùng với chứng sa sút trí nhớ, đồng thời với nhìn vào thói quen ăn kiêng để nghiên cứu liệu trong tương lai có thể điều chỉnh được tình trạng viêm. 

Mức độ viêm tăng lên từ dấu hiệu của dấu ấn sinh học có liên quan đến chế độ ăn nhiều trứng, sữa giàu chất béo, thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn và ngũ cốc tinh chế của phương Tây.

Ngược lại, chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, hải sản và các loại đậu làm giảm mức độ dấu ấn sinh học gây viêm.

Các nghiên cứu cho thấy việc chế độ ăn uống chống viêm  có liên quan với việc giảm nguy cơ bị suy giảm về nhận thức và các chỉ số lão hóa não MRI thuận lợi. Tuy nhiên, hiệu quả của chế độ ăn chống viêm trong việc cải thiện nhận thức ở bệnh nhân CMD là không quá chắc chắn.

Hiện nay các nhà nghiên cứu đang khám phá thêm về những lợi ích của chế độ ăn uống chống viêm ở những người lớn tuổi mắc bệnh tim mạch chuyển hóa.

Các nhà nghiên cứu chọn lựa 84.342 người trưởng thành từ 60 tuổi trở lên tại vương quốc Anh để tham gia vào nghiên cứu, với các đánh giá cơ bản được thực hiện từ ngày 13 tháng 3 năm 2006 đến ngày 1 tháng 10 năm 2010.

Họ loại trừ những người mắc chứng mất trí nhớ, bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin và những người thiếu dữ liệu khi mắc chứng bệnh CMD. Kết quả nghiên cứu tập trung chính vào những bệnh nhân đang mắc bệnh giảm trí nhớ trong giai đoạn bệnh mới khởi phát, được xác định thông qua hồ sơ bệnh án và bệnh nhân tự báo cáo.

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích tác động khớp để đánh giá tình trạng bệnh chuyển hóa tim và tình trạng viêm liên quan đến chế độ ăn uống liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và các dấu hiệu chụp cộng hưởng từ (MRI) của thoái hóa thần kinh và tổn thương mạch máu trong não.

Tổng cộng, 8.917 người tham gia không mắc bệnh thần kinh mãn tính đã được chụp MRI từ ngày 2 tháng 5 năm 2014 đến ngày 13 tháng 3 năm 2020 để cung cấp khối lượng chất xám (GMV), tổng thể tích não (TBV), thể tích hồi hải mã (HV), thể tích chất trắng (WMV) và thể tích tăng cường chất trắng (WMHV).

Các nhà nghiên cứu đã xác định được các bệnh CMD cơ bản như bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường không phụ thuộc insulin từ hồ sơ sức khỏe.

Họ tính toán chỉ số viêm nhiễm trong chế độ ăn uống (DII) dựa trên 31 chất dinh dưỡng thực phẩm được tiêu thụ từ ngày 8 tháng 2 năm 2011 đến ngày 15 tháng 6 năm 2012, được đánh giá bằng cách sử dụng đánh giá chế độ ăn kiêng Oxford WebQ 24 giờ.

Điểm lên tới -1,5 biểu thị khả năng chống viêm, trên -1,5 nhưng dưới 0,5 biểu thị trung tính và 0,5 trở lên biểu thị khả năng gây viêm.

Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người tham gia cho đến ngày 20 tháng 1 năm 2022. Họ sử dụng phương pháp hồi quy nguy cơ theo tỷ lệ Cox để tính tỷ lệ nguy cơ (HR) để phân tích. Các đồng biến nghiên cứu bao gồm chủng tộc, trình độ học vấn, chỉ số khối cơ thể (BMI), tình trạng hút thuốc, lượng calo tiêu thụ, hoạt động thể chất, tình trạng kinh tế xã hội, tăng huyết áp, sử dụng thuốc hạ huyết áp và tình trạng apolipoprotein E (APOE).

Các đồng biến MRI bao gồm thời gian giữa các lần quét, trung tâm đánh giá, vị trí bàn và đầu trong máy quét MRI.

Những nhà nghiên cứu xác định mối liên quan giữa điểm DII với các dấu hiệu sinh học gây viêm toàn thân như nồng độ protein phản ứng C (CRP) trong huyết thanh và đánh giá độ ổn định của điểm DII qua các đánh giá chế độ ăn uống.

Độ tuổi trung bình của người tham gia là 64 tuổi; 51% là nữ, và 37% đã đạt được trình độ học vấn ít nhất ở trình độ đại học. 14.079 (17%) mắc một hoặc nhiều bệnh về tim mạch chuyển hóa.

Bệnh nhân CMD có xu hướng có ít nền tảng về giáo dục hơn, lớn tuổi hơn, không hoạt động thể chất nhiều và thường là những người nam giới châu Á hút thuốc với sự thiếu hụt về điều kiện kinh tế, huyết áp cao và có chỉ số BMI cao. Những bệnh nhân đang trong quá trình MRI thường có độ tuổi thấp hơn, ít thiếu hụt hơn về điều kiện kinh tế và có hồ sơ rủi ro chấn thương mạch máu tốt hơn.

Trong hơn 12 năm theo dõi, 1.559 cá nhân (1,90%) được chẩn đoán sa sút trí tuệ. Phân tích tác động chung mang lại HR là 2,4 đối với chứng mất trí nhớ đối với bệnh nhân CMD theo chế độ ăn chống viêm và 1,7 đối với những người mắc CMD tiêu thụ thực phẩm có khả năng chống viêm.

Những người mắc CMD áp dụng chế độ ăn chống viêm thay vì chế độ ăn gây viêm cho thấy nguy cơ mất trí nhớ thấp hơn 31% (HR, 0,7) trong số những bệnh nhân CMD tiêu thụ thực phẩm chống viêm.

Kết quả quét và ghi nhận MRI não của những người áp dụng chế độ ăn chống viêm cho thấy giá trị GMV cao hơn đáng kể và giá trị WMHV thấp hơn. Sử dụng hồi quy Laplace, bệnh nhân CMD ăn thực phẩm chống viêm đã lùi lại sự phát triện của chứng mất trí nhớ hai năm muộn hơn những người mắc CMD ăn thực phẩm gây viêm.

Các phân tích độ nhạy mang lại kết quả tương tự với điểm DII ổn định trong các đánh giá chế độ ăn uống. 

Nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch chuyển hóa khi tiêu thụ thực phẩm chống viêm có ít tỷ lệ và cơ hội mắc chứng mất trí nhớ hơn, chỉ số GMV cao hơn và giá trị WMHV thấp hơn, cho thấy ít cơ hội thoái hóa thần kinh và tổn thương mạch máu hơn.

Các phát hiện trong nghiên cứu cho thấy chế độ ăn chống viêm giúp cải thiện chức năng nhận thức ở những người mắc bệnh tim mạch chuyển hóa. Thực phẩm chống viêm có thể làm giảm tình trạng viêm toàn thân, trì hoãn sự khởi phát của chứng bệnh mất trí nhớ.

Các nghiên cứu MRI não theo chiều dọc có thể nâng cao kiến thức về mối liên hệ giữa viêm nhiễm do chế độ ăn uống và bệnh về não, đặc biệt liên quan đến các yếu tố nguy cơ như rối loạn chuyển hóa tim.


Nguồn: News Medical & Life Science | August 15th 2024 | Pooja Toshniwal Paharia 

Đường dẫn: Xem tại đây

Tags: CMD

0 Comments

Leave a comment

Đăng ký để nhận các thông tin mới nhất.

Chúng tôi sẽ không gửi thư rác đến bạn

Follow on Facebook
Follow on Twitter